Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2016

Tích tr của cải - Lm. Giacobê Tạ Chúc
Trong thời gian gần đây, báo chí hay đưa tin những doanh nghiệp làm ăn thành công cũng như thất bại. Thậm chí có những tên tuổi của những người trong giới văn nghệ sỹ, rất được công chúng hâm mộ, nhưng rồi khi hay tin doanh nhân này, ca sỹ nọ, người mẫu kia làm ăn thua lỗ, nợ nần chồng chất… Rồi cũng rất nhiều những ông to bà lớn mà tài sản của họ rất kếch sù, không phải là những con số nhỏ mà là lên đến một vài tỷ mỹ kim. Xem ra của cải vật chất như là thước đo của khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. Người giàu ngày càng muốn giàu hơn, trong khi kẻ nghèo cũng cật lực để làm cho mình có của cải tiêu dùng. Ai cũng muốn đầu tư tích trữ, như nhà phú hộ mà Tin mừng Luca giới thiệu, ông không biết để đâu, hay làm gì nữa, vì ông ta có quá nhiều của cải.
Trước hết, dùng của cải vật chất như là những phương tiện
Khi sáng tạo nên con người, Thiên Chúa đã đặt để Adam canh gác vười Ê-den, Ngài cho con người tự do canh tác, làm lụng vất vả để có lương thực nuôi sống bản thân. Con người là chủ tế vạn vật, và cũng là những quản lý vườn nho cho Chúa. Đức Giê-sa cũng dạy các môn đệ làm việc và Ngài cũng là người tích cựa làm việc từ sáng sớm cho đến lúc hoàng hôn. Vật chất, tiền bạc tự nó không xấu, vì đó là điều kiện tối cần cho nhu cầu của con người. Tiền bạc là phương tiện, nó giúp mỗi người đạt đến cứu cánh là ơn cứu độ. Giáo hội cũng luôn khuyến khích con cái mình hãy ra sức làm việc, để cải thiện đời sống, để thoát khỏi cảnh nghèo nàn, và cũng là để có cơ hội chia sẻ và hoạt động cho công cuộc truyền giáo, bác ái xã hội của toàn thế giới.
Thứ hai, của cải vật chất là ân huệ của Chúa thương ban
Khi Ngài rộng mở tay ban,
Là bao sinh vật, thoả thuê muôn vàn.(Tv 144, 16).
Lời Thánh vịnh nhắc nhở mỗi người hiểu rằng, tất cả những gì mình đang có, hay đang sở hữu là do hồng ân của Thiên Chúa thương ban, như Chúa Giêsu khẳng định: “Không có Thầy, chúng con chẳng làm được gì”. Thật vậy: “Nếu như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công” (Tv 126 (127). Không phải tôi tài giỏi cho bằng Đấng đã dựng nên tôi, đã cho tôi trí khôn, sức khoẻ và có điều kiện, cũng như cộng vào đó là một chút may mắn, gặp thời vận. Nên tôi thành công, tôi có nhiều của cải, nhưng cũng nên nhớ một điều mà chính người Phú hộ đã ldạy cho chúng ta một bài học, đang khi ông mải mê tính toán, xây thêm nhiều kho lẫm thì: “Thiên Chúa bảo ông ta: “Đồ ngốc! nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai?”(Lc 12, 20).
Sau cùng, hãy làm giàu trước mặt Thiên Chúa
Nhiều lần, Chúa Giêsu đã dạy dỗ mỗi người: “ Chúng con đừng lo lắng, áy náy…”, hãy kiếm tìm những giá trị vĩnh cửu hơn là những thứ chóng qua ở đời này. Người môn đệ của Chúa, luôn tìm kiếm những cúu cánh vững bền, đó là hạnh phúc thiên đàng, chứ không phải ảo ảnh trần gian. Mặc dù đang khi hoàn tất số mạng lữ hành trần gian, họ vẫn phải chu tất mọi trách nhiệm, sự liên đới đầy nhân văn trong thế giới hiện đại hôm nay. Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người không thể tách rời ra khỏi cuộc sống của các Kitô hữu. Thế nhưng, những tín hữu vẫn luôn ý thức thức rằng: “Chúng con sống giữa thế gian, nhưng không thuộc về thế gian”.
Những bất thuận bất hoà, những tranh chấp, bất công, đàn áp như là những trì trệ, nó làm cho con người không thể vươn lên để xây dựng một cuộc sống văn minh tình thương. Trong khi đó, biết chia sẻ áo cơm cho những người đói khát, biết cảm thông và giúp đỡ lẫn nhau sẽ thăng tiến con người và đưa họ đến gần Thiên Chúa hơn.


Thứ Tư, 27 tháng 7, 2016

Điều 857 § 1. Ngoài trường hợp cần thiết, nơi thích hợp để Rửa Tội là nhà thờ hay nhà nguyện.

"§ 2. Theo luật, người lớn phải chịu phép Rửa Tội tại nhà thờ riêng của giáo xứ, nhi đồng tại nhà thờ xứ của cha mẹ, trừ khi có lý do chính đáng khuyên nhủ cách khác” (bản dịch Việt ngữ, như trên).

" Ðiều 878. Nếu không phải Cha Sở hay người đại diện Cha Sở ban Bí Tích Rửa Tội, thì thừa tác viên Bí Tích Rửa Tội, bất cứ là ai, phải báo cho Cha Sở tại nơi cử hành Bí Tích Rửa Tội biết, để ngài ghi vào sổ Rửa Tội theo Điều 877 § 1” (Bản dịch Việt ngữ của Bộ Giáo Luật do các Linh Mục Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh thực hiện).

Do đó, phù hợp với các điều luật này, phận sự của linh mục quản xứ là làm sổ rửa tội. Ngài cần ghi tên của thừa tác viên Bí tích Rửa Tội, nếu bản thân ngài không làm phép rửa tội lần ấy. Ngài cũng có trách nhiệm gìn giữ sổ Rửa Tội và ghi thêm các sự kiện khác vào đó, chẳng hạn bí tich Hôn phối, khấn Dòng hoặc được truyền chức Linh mục.

Cha phó hoặc cha phụ tá thường cũng có năng quyền ghi sổ Rửa Tội và ký tên vào đó. Các thừa tác viên khác không ký tên vào sổ Rửa Tội, mặc dù ở một số nơi sổ Rửa Tội có dành chỗ cho thừa tác viên ấy ký tên.

Lý do đằng sau là Giáo Hội mong muốn một cách tổng quát rằng cha xứ là người cử hành Bí Tích Rửa Tội. Còn các vị khác cử hành Bí Tích Rửa Tội là do ủy quyền của Giám mục hoặc cha xứ.

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2016

Nghĩ về một thời tuổi thơ!
Nhà thơ Giang Nam đã viết trong bài thơ của mình như sau:
“Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
"Ai bảo chăn trâu là khổ''
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
Có những ngày trốn học
Đuổi bướm cạnh bờ ao
Mẹ bắt được...
Chưa đánh roi nào tôi đã khóc!
Có cô bé nhà bên
Nhìn tôi cười khúc khích...” ( Quê hương).
Đúng cái thời sách vở mơ màng, tiếng con dế gáy mỗi sáng đánh thức lũ trẻ trong làng. Những ngày hè rong chơi đá dế, trưa về ôm tác phẩm của Tô Hoài: “Dế mèn phiêu lưu ký”, đong đưa giấc ngủ. Tiếng mẹ ầu ơ kề bên nôi vỗ về giấc ngủ tuổi thơ.
Mùa hè thời đó sao mà thi vị, và đầy ý nghĩa. Chúng tôi buông hết những cuốn sách, bài tập hình học, đại số. Thay vào đó là những chiều vác cuốc, đào những con giun đất, làm mồi đi câu cá, ven những con suối, cạnh những cánh đồng lúa xanh mơn mởn, và ngồi rình những con cò trắng phau, chúng  đang tìm mồi trên những thửa ruộng mới gặt xong. Thi thoảng đắm chìm theo những cánh diều tự tay mỗi đứa xé giấy, cắt rồi dán thành, và thả chơi mỗi chiều khi trời lộng gió. Không thiếu những trận đá banh trên những ô đất trống, hay dưới những con đường đủ rộng cho lũ trẻ trâu trong xóm làng, thi nhau hò reo vang dậy. Những đêm trăng sáng là lý tưởng nhất, để mỗi chúng tôi, kể cả bọn con gái bày ra đủ trò: năm mười, tè núp tích bắn, kéo co, cướp cờ, ù thi…Những đống rạ to đùng là nơi ẩn núp mỗi khi diễn ra các cuộc chơi. Tuổi thơ là thế, không có nhiều phương tiện hiện đại như bây giờ, thế mà sao yêu đến lạ. Những con suối róc rách uốn lượn chảy qua, những con đường mòn nho nhỏ, nơi mỗi chiều, chúng tôi rủ nhau xuống tắm. Những trái sim dại ngọt bùi, làm tím môi mặn nồng. Buổi chiều khói bếp thoang thoảng mùi nếp mới mẹ nấu, mùi hương đưa ngây ngất đến tận cõi lòng. Ừ thì ra tuổi thơ là thế. Không bon chen, tranh giành, không toan tính lợi thua, không ganh đua ảnh hưởng.
Mùa hè bây giờ sao nghe chật vật, tiếng trống trường không biết khua vang vào thời khắc nào. Các em học sinh cứ nơm nớp lo sợ, chưa có thời gian giải trí, thì hè đã vội qua. Những chiếc điện thoại thông minh, như làm cho thế giới tuổi thơ bị thu nhỏ lại, qua những cú lướt trên các trang web là như đã gặp nhau rồi. Chỉ cần ngồi một mình trong căn phòng nhỏ, với một cú nhấp, thì đã có tất cả, tha hồ mà giải trí. Không gian và thời gian cũng như không còn nhiều ý nghĩa. Ôi tuổi thơ:“đuổi bướm cạnh cầu ao”, giờ sao nghe xa lạ. Một chút xao động mùa hè, xin gởi tặng trong ký ức tuổi thơ.
Linh mục Gia-cô-bê Tạ Chúc


Thứ Hai, 25 tháng 7, 2016

GIÁ TRỊ CỦA VẬT CHẤT
Suy niệm Chúa nhật XVIII năm C. Lc 12, 13-21
 Của cải vật chất luôn là những cám dỗ lớn của con người. Nhiều lúc do mải mê trong thế sự, đắm chìm trong những đam mê, của những giá trị trần thế, mà quên đi cùng đích, và ý nghĩa của cuộc đời. Các bài đọc lời Chúa tuần này, nhấn mạnh đến phần rỗi và sự sống đời đời, vì nếu được lời cả thế gian, mà mất linh hồn thì được ích gì.
Sách Giảng viên của một tác giả Qohelet  sống vào khoảng năm 300-200, trước công nguyên, đã dạy rằng : “Hư không trên các sự hư không, hư không trên các sự hư không, và mọi sự đều hư không”(Gv 1,2). Tất cả mọi sự trên cuộc đời này sẽ không tồn tại mãi mãi. Triết gia Heralitus cũng đã nhận định rằng: “không ai tắm hai lần trên một dòng sông”, mọi sự sẽ qua đi. Vì thế, nếu cứ lo đi  tìm cho mình những của cải chóng qua ở đời tạm này, thì thật khác nào: dã tràng xe cát biển đông, vì: "Hỡi kẻ ngu dại, đêm nay người ta sẽ đòi linh hồn ngươi, thế thì những của của ngươi tích trữ sẽ để lại cho ai? Kẻ tích trữ của cải cho mình mà không làm giàu trước mặt Chúa thì cũng vậy." (Lc 12:20-21). Nói thế, không phải phủ nhận tất cả những giá trị căn bản của trần thế, vì chính Đức Giê-su Ngài cũng đã dạy các môn đệ, và chính Ngài đã làm gương cho họ: “Cha Ta làm việc liên lỉ, Ta cũng làm việc như vậy” (Ga 5,17). Làm việc để tạo ra những vật chất, chúng là những phương tiện hữu ích, giúp cho đời sống con người, ngày một thăng tiến hơn. Sử dụng của cải vật chất ở đời này, để mua lấy thửa ruộng có chứa kho tàng, và viên ngọc quý, đó là cách làm của những người khôn ngoan. Trái lại, nếu chỉ biết dừng lại ở chỗ hưởng thụ và tham lam thu tích của cải đời này, thì chẳng khác nào người phú hộ trong Tin mừng hôm nay. Những gì tôi đang sắm sửa, sẽ không còn nữa. Những gì tôi đang có sẽ không thuộc về tôi. Chỉ những cái tôi cho, thì mới là cái tôi đang có.
Xin Chúa ban ơn giúp sức, để mỗi người chúng con biết tìm  kiếm và sống theo những giá trị của Tin mừng. Đồng thời luôn cảnh giác với chủ nghĩa hưởng thụ và khoái lạc luôn rình rập xung quanh mình. Amen.

Lm Gia-cô-bê Tạ Chúc 

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

Kết thúc khóa học: lớp GLDT 2016

Giáo xứ Gia an : hồng ân đức tin.

Chuẩn bị đón nhận các BT gia nhập đạo 

Cùng với gia đình 

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2016

          CẦU NGUYỆN: HƠI THỞ CỦA SỰ SỐNG (Lc 11, 1-13)
Hằng ngày, ai trong chúng ta cũng phải hít thở, để có dưỡng khí tạo sự lưu thông máu huyết, giúp cơ thể có sự trao đổi chất, và sự sống được bảo đảm. Khi không còn thở, hoặc phải thở ô-xy, đó là dấu hiệu của sự sống đang bị đe dọa, phải được cấp cứu tức thời. Cũng vậy, cầu nguyện chính là hơi thở nuôi sống linh hồn. Chúa Giê-su dạy các môn đệ phải cầu nguyện, nhưng cầu nguyện làm sao? Thánh Lu-ca đã trả lời qua Tin mừng hôm nay, chúa nhật 17, năm C.
Cầu nguyện liên lỉ và kiên trì
Có nhiều cách thế cầu nguyện, hoặc nói với Chúa, hoặc lắng nghe Chúa, hoặc thinh lặng trước Thánh Thể, sau rước lễ. Các nhà tu đức phân ra làm ba cấp độ của cầu nguyện: khẩu nguyện(dùng miệng để thưa với Chúa), tâm nguyện( từ trong lòng, trong trái tim), và trí nguyện( suy nghĩ, học hỏi, đọc sách…). Nhưng dù nằm ở cấp độ nào thì điều quan trọng vẫn là kiên trì, vì chỉ bền tâm kêu xin thì mới có thể được Thiên Chúa chấp nhận. Thất vọng không phải là thái độ của người tin vào Chúa. Chỉ những ai bền bỉ và trung kiên, thì mới có thể gặp được Chúa, qua những tín hiệu đáp trả của Ngài: “ Thế nên, Thầy bảo anh em: anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho”(Lc 11, 9).
Cầu nguyện để thấy Thiên Chúa tốt lành vô cùng.
Lắm lúc cầu nguyện mà không có kết quả, ai cũng cảm thấy buồn sầu, và tâm trạng ê chề đớn đau. Có người nghĩ, chắc Chúa không thương mình, hay tại mình tội lỗi, Chúa không chấp nhận. Đa phần, mỗi người ai cũng lấy mình và nghĩ Thiên Chúa giống như vậy. Một người cha trong gia đình, sẽ dễ dàng cho một người con mà mình yêu thương nhất, những món quà mà người con đó xin. Trái lại, nếu có những người con mà vì những lý do nào đó, người cha ít thương hơn, thì sẽ rất khó lòng, mỗi khi người con đó xin cha mình một điều gì. Còn Thiên Chúa, Ngài khác xa chúng ta: “ Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, lại lấy rắn thay vì cá mà cho nó? Hoặc nó xin trứng, mà lại cho nó con bò cọp”(Lc 11, 11). Thiên Chúa tốt lành, đó là phẩm tính của Ngài, tốt lành gắn liền với tên gọi của Ngài, như Thánh Gioan định nghĩa:“Thiên Chúa là tình yêu”(1Ga 4,8b). Điều này cũng có nghĩa là: những kẻ khốn cùng nhất, là những kẻ được Chúa yêu thương nhiều nhất.
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết kiên trì, nhẫn nại, và tín thác cầu nguyện, như xưa tổ phụ Ab-ra-ham đã cầu nguyện cho dân mình, như một mặc cả với Chúa cho dân thành Sô-đô-ma và Gô-mô-ra thoát khỏi án phạt vì tội lỗi của mình. Amen.
Lm Gia-cô-bê Tạ Chúc


Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2016

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2016

ĐÓN NHẬN ĐỨC TIN VÀ BÍ TÍCH HÔN PHỐI SÁNG 16/7/2016


Chúa nhật XVI- Năm C (Lc 10,38-42)
ĐÓN RƯỚC CHÚA VÀO NHÀ
Tin mừng rất nhiều lần ghi nhận trên con đường sứ vụ, Đức Giê-su đã ghé thăm nhiều gia đình, hoặc cá nhân, hoặc tập thể: một lần xuất hiện ở một gia đình có đám cưới cho con cái họ, ở Ca-na. Rồi lần khác Chúa ghé lại dùng bữa với nhà ông Gia-kêu. Khi khác nữa Chúa đến thăm nhà nhạc Mẫu của ông Phê-rô khi hay tin bà đang lâm bệnh. Và cũng có những lần Chúa đến dùng bữa trong nhà những người Biệt Phái, Pharisieu…Hôm nay, cách đặc biệt hơn Chúa vào nhà của Mát-ta và Maria. Một địa chỉ quen thuộc ở Bê-ta-ni-a, nơi hành trình dừng chân sau những bận rộn với sứ mạng Tông đồ.
Cũng như tổ phụ Abraham xưa, khi Sứ Thần Thiên Chúa được sai đến, ông đã đón rước các Ngài vào ngôi nhà của mình. Cũng vậy, hai chị em Maria và Mát-ta cũng hết sức niềm nở và nhiệt tình tiếp đón Chúa, theo hai cách thức khác nhau.
Cách đón tiếp của Mát-ta
Có phần giống với Abraham khi tiếp đón người của Thiên Chúa. Ông chạy ra đón các vị, sấp mình lạy và thưa: “ Lạy Chúa, nếu con được đẹp lòng Chúa, xin đừng bỏ đi qua, con xin lấy ít nước để các Đấng rửa chân, và nghỉ mát. Con xin đem ít bánh mời các Đấng dùng để lấy sức lại rồi sẽ đi: chính vì thế mà các Đấng đã ghé vào nhà con"(St 18,1-10). Mát-ta bận rộn không ngơi nghỉ, chắc hẳn ngoài Chúa ra cũng còn các Tông đồ khác nữa. Một bữa cơm bình dân thôi, thế nhưng không đơn giản chút nào. Muốn ăn phải lăn vào bếp, người chị cả trong gia đình tất bật lo lắng cho Chúa một bữa cơm, trong khi đó thì người em, cứ cận kề bên Chúa, không màng chi tới những lao nhọc của chị mình. Có một chút gì đó bực nhọc và cay cay. Người em Maria chắc phải biết điều này chứ? Sao vô tâm đến vậy. Bao dồn nén và không còn kìm hãm được nữa, Mát-ta đành nhờ vào sự can thiệp của Thầy: “Lạy Thầy, em con để con hầu hạ một mình mà Thầy không quan tâm sao? Xin Thầy bảo em con giúp con với". Lời cầu cứu này, phần do công việc, và có lẻ phần khác nữa là hơi ghen tức với cô em Maria.
Và cung cách của Maria
Từ lúc Chúa vào nhà, chắc cũng do ỷ lại vào chị, nên Maria chỉ biết ngồi dưới chân Chúa, để lắng nghe lời Ngài chỉ dạy. Trầm tư và sâu lắng, cô em chăm chú đón nhận những giáo huấn của Chúa Giê-su, mặc cho xung quanh và ngay tại gia đình mình, người chị đang rất bận rộn với việc tiếp đãi khách. Maria vẫn biết mọi sự đang diễn ra. Thay vì đứng lên để giúp chị một tay, thì cô lại tiếp tục một chọn lựa chỉ để riêng mình: chọn phần tốt nhất.
Còn Chúa Giê-su thì sao? Ngài thấu tỏ hết mọi tâm can của con người. Hai chị em Mát-ta và Maria, đều là những con người thiện chí, hết lòng yêu mến Chúa và đã tích cực cộng tác với Chúa trong sứ mạng loan báo Tin mừng. Chúa không hạ thấp cử chỉ phục vụ như Mát-ta, vì cần lắm những con người như cô: hăng hái, sẵn sàng hy sinh thời giờ, tiền của và cả công sức, cho những công đức, được vun trồng trong sứ mạng của những người môn đệ Đức Giê-su. Miệt mài lo toan cho những hoạt động để mở mang nước Chúa, bất chấp những thiếu thốn, những chông gai chất chồng, để làm cho Hội Thánh ngày càng lớn mạnh và vững mạnh, cả về chất cũng như về lượng. Cung cách phục vụ của Mát-ta vẫn là một phần tốt nhất cho hết thảy mọi người, trong cuộc sống ngày hôm nay. Khi khen ngợi cô em Maria đã chọn phần tốt nhất, Chúa Giê-su muốn gợi lên việc thi hành sứ mạng của Ngài, cần xây dựng trên một nền móng vững chắc, đó chính là lời Chúa. Có lắng nghe, cũng như được thấm nhuần vào trong tâm hồn, thì mới có thể mang ra để thực hành. Cũng như thức ăn có được tiêu hóa tốt thì mới trở thành máu và thịt nuôi sống con người.
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết đón tiếp Chúa, vào ngôi nhà tâm hồn mình, và biết cầu nguyện để gặp Chúa và biết làm việc để phục vụ anh chị em mình. Amen.
Lm Gia-cô-bê Tạ Chúc


Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016


 NHƯ THẦY ĐÃ YÊU
Nhanh , nhanh chân lên các bạn ơi ! Nên từ sáng sớm, các em đã có mặt đông đủ, trên khuôn mặt các em đều lộ vẻ vui tươi, hớn hở đón chờ  hội trại. Đúng 7 giờ 30 các em đã tập trung theo hàng đội dưới sự hướng dẫn của Quý Thầy và anh chị Giáo lý viên. Các đội đã hô vang khẩu hiệu của hội trại:         “ Như Thầy đã yêu”.
          Mở đầu là nghi thức chào cờ đoàn và lời tuyên bố khai mạc của Cha xứ. Ngoài ra còn có sự hiện diện của quý Thầy, hội đồng mục vụ giáo xứ và quý anh chị huynh trưởng và hơn 200 thiếu nhi Thánh Thể trong Giáo xứ. Trong lời huấn từ, Cha xứ đã kêu gọi các em vui chơi trong những ngày nghỉ hè với tinh thần yêu thương và tha thứ.
           Tiếp theo là các em được chơi các trò chơi nhỏ như: Đạp bong bóng ; xoay người tiến bước, chữa cháy, ……) với một tinh thần nhiệt tình, vui tươi hăng hái thi đua. Buổi sáng ngày sinh hoạt tạm kết thúc bằng việc viếng Thánh Thể  trước khi dùng cơm trưa.
           Sau giờ cơm trưa các em giao lưu văn nghệ và đúng 13 giờ 30 phút các đội tập trung vào nhà thờ để thi “Đố vui giáo lý”. Trong cuộc thi này các em đều được tham gia nên các em rất hào hứng và phấn khởi. Tuy nhiên có vài câu các em trả lời chưa chính xác nhưng qua cuộc thi đã cho các em hiểu biết và nắm vững kiến thức giáo lý, Thánh kinh. Sau đó các đội tiếp tục thi đua trò chơi lớn, tập hát, ôn các nghi thức để chuẩn bị cho đêm lửa thiêng. Tiếp đó các em lại được dùng bữa cơm huynh đệ thứ hai.
          Lúc 19 giờ 00, theo hiệu lệnh, các đội tập trung vòng tròn và im lặng, nghiêm trang để bước vào nghi thức “ Mang lửa về”. Khi ánh lửa bùng lên tất cả các em reo hò nhảy múa bên ánh lửa hồng. Ánh lửa bập bùng làm bừng sáng những khuôn mặt hân hoan với lòng nhiệt thành qua các tiết mục nhảy, vũ điệu do các em tự tập.
           Trại hè “Như Thầy đã yêu” kết thúc lúc 20 giờ trong bầu khí vui tươi và thánh thiện. Cầu chúc cho các em thiếu nhi Thánh Thể giáo xứ Gia An biết sống với Chúa Giêsu Thánh Thể, cảm nghiệm được lòng Chúa thương xót để thực thi lòng thương xót bằng cách sống yêu thương nhau. Mọi người xiết chặt tay nhau hát bài “Tạm biệt” và ra về.
Anna Tôn Ngọc Linh











Thứ Hai, 11 tháng 7, 2016

Gia đình chĩ em Maria
Làng BÊTANIA

Nói đến gia đình Matta và Maria chúng ta không thể nào không nhắc đến một địa danh lịch sử, gắn liền với tên tuổi của hai Thánh nữ. Bêtania một làng nằm ở phía đông nam núi Cây dầu, thuộc vùng phụ cận Giêrusalem, trên đường nối liền với Giêricô. Nơi ở của Lazarô, Mátta và Maria(Ga 11,1). Là nơi Chúa cho lazarô sống lại(Ga 11). Bêtania bây giờ là El-Azariyeh, “nhà của Lazarô”. Nhìn từ xa, làng Bêtania được mô tả như là “nơi tốt đẹp đáng ghi nhớ, nơi ẩn náu của sự bình yên, của nguồn yêu thương”. Bây giờ cũng chỉ là một làng nhỏ. Dân số hiện nay khỏang 5000 người. Bêtania ngày nay là vùng đất tự do, chẳng thuộc quản lý của Israel hay của Palestine. Từ Giêrusalem về Bêtania xe hơi chạy khỏang một giờ đồng hồ”.

Mátta và Maria

Câu chuyện Chúa Giêsu vào nhà Mátta và Maria nghỉ ngơi, khi cùng với các môn đệ đang  trên đường rao giảng Tin mừng, cho chúng ta một nét đẹp trong chân dung của người Tông đồ phục vụ anh chị em mình. Trong khi cô em là Maria đang ngồi lắng nghe lời chúa, thì Mátta tất bật với công việc một người nội trợ thật tuyệt vời. Chúa Giêsu không có ý xem nhẹ, thái độ đón tiếp của bà. Bởi Chúa cũng cần lắm những cộng sự viên năng nổ, năng động như Mátta. Nếu làm một cuộc so sánh hai chị em thì chúng ta phải khẳng định rằng: Maria là người thiên về đời sống nội tâm, còn Mátta thì hướng đến sự chia sẻ và trao ban. Cả hai đều là những cách thế thể hiện một tình yêu đón nhận từ Thiên Chúa và tặng ban cho con người. Vả lại, Maria là người em nên có khi hơi ỷ lại một chút, công việc bếp núc cũng có phần nặng nhọc và cần đến sự khéo léo và tài tình, nên dành cho người chị thì có lẻ tốt hơn.

Một lần khác, khi ra chào đón Chúa Giêsu vào thăm trong hòan cảnh người em mới qua đời, Mátta bộc bạch cùng Chúa Giêsu rằng: “Lạy Thầy, nếu Thầy có mặt ở đây thì em con không chết. Nhưng bây giờ con biết: bất cứ điều gì Thầy xin cùng Thiên chúa, Người cũng sẽ ban cho Thầy”(Ga11, 21). Lazarô đã chết, thế` nhưng Mátta vẫn tin rằng Chúa Giêsu là sự sống vĩnh cửu của con người. Nói cách khác Mátta tin nhận Thầy Giêsu là Đấng Thiên sai, Đấng Messia mà thiên Chúa tặng ban cho nhân lọai.

LẮNG NGHE VÀ THỰC THI LỜI CHÚA DẠY

Tin mừng dù ghi nhận sự khác biệt của hai chị em Maria và Mát-ta trong việc đón nhận lời Chúa, một bên là tĩnh lặng của tâm hồn, một bên là xao động của từng đường gân thớ thịt. Thế nhưng không ai có thể phủ nhận con tim của cả hai đang dạt dào tình yêu mến Thiên Chúa một cách vô bờ bến, trong con người của Mát-ta và Maria.

Kết hợp những nét đẹp rạng ngời của cả hai chị em, mỗi người sẽ thấy được việc lắng nghe và thực thi lời Chúa, chỉ là hai cách thế diễn tả của một tình yêu Giê-su.

Lm Giacôbê Tạ Chúc


Gia đình chĩ em Maria
Làng BÊTANIA

Nói đến gia đình Matta và Maria chúng ta không thể nào không nhắc đến một địa danh lịch sử, gắn liền với tên tuổi của hai Thánh nữ. Bêtania một làng nằm ở phía đông nam núi Cây dầu, thuộc vùng phụ cận Giêrusalem, trên đường nối liền với Giêricô. Nơi ở của Lazarô, Mátta và Maria(Ga 11,1). Là nơi Chúa cho lazarô sống lại(Ga 11). Bêtania bây giờ là El-Azariyeh, “nhà của Lazarô”. Nhìn từ xa, làng Bêtania được mô tả như là “nơi tốt đẹp đáng ghi nhớ, nơi ẩn náu của sự bình yên, của nguồn yêu thương”. Bây giờ cũng chỉ là một làng nhỏ. Dân số hiện nay khỏang 5000 người. Bêtania ngày nay là vùng đất tự do, chẳng thuộc quản lý của Israel hay của Palestine. Từ Giêrusalem về Bêtania xe hơi chạy khỏang một giờ đồng hồ”.

Mátta và Maria

Câu chuyện Chúa Giêsu vào nhà Mátta và Maria nghỉ ngơi, khi cùng với các môn đệ đang  trên đường rao giảng Tin mừng, cho chúng ta một nét đẹp trong chân dung của người Tông đồ phục vụ anh chị em mình. Trong khi cô em là Maria đang ngồi lắng nghe lời chúa, thì Mátta tất bật với công việc một người nội trợ thật tuyệt vời. Chúa Giêsu không có ý xem nhẹ, thái độ đón tiếp của bà. Bởi Chúa cũng cần lắm những cộng sự viên năng nổ, năng động như Mátta. Nếu làm một cuộc so sánh hai chị em thì chúng ta phải khẳng định rằng: Maria là người thiên về đời sống nội tâm, còn Mátta thì hướng đến sự chia sẻ và trao ban. Cả hai đều là những cách thế thể hiện một tình yêu đón nhận từ Thiên Chúa và tặng ban cho con người. Vả lại, Maria là người em nên có khi hơi ỷ lại một chút, công việc bếp núc cũng có phần nặng nhọc và cần đến sự khéo léo và tài tình, nên dành cho người chị thì có lẻ tốt hơn.

Một lần khác, khi ra chào đón Chúa Giêsu vào thăm trong hòan cảnh người em mới qua đời, Mátta bộc bạch cùng Chúa Giêsu rằng: “Lạy Thầy, nếu Thầy có mặt ở đây thì em con không chết. Nhưng bây giờ con biết: bất cứ điều gì Thầy xin cùng Thiên chúa, Người cũng sẽ ban cho Thầy”(Ga11, 21). Lazarô đã chết, thế` nhưng Mátta vẫn tin rằng Chúa Giêsu là sự sống vĩnh cửu của con người. Nói cách khác Mátta tin nhận Thầy Giêsu là Đấng Thiên sai, Đấng Messia mà thiên Chúa tặng ban cho nhân lọai.

LẮNG NGHE VÀ THỰC THI LỜI CHÚA DẠY

Tin mừng dù ghi nhận sự khác biệt của hai chị em Maria và Mát-ta trong việc đón nhận lời Chúa, một bên là tĩnh lặng của tâm hồn, một bên là xao động của từng đường gân thớ thịt. Thế nhưng không ai có thể phủ nhận con tim của cả hai đang dạt dào tình yêu mến Thiên Chúa một cách vô bờ bến, trong con người của Mát-ta và Maria.

Kết hợp những nét đẹp rạng ngời của cả hai chị em, mỗi người sẽ thấy được việc lắng nghe và thực thi lời Chúa, chỉ là hai cách thế diễn tả của một tình yêu Giê-su.

Lm Giacôbê Tạ Chúc


Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016

Ngày của Cha!
Khi con viết lên những dòng chữ này thì cha không còn nữa. Cha đã ra đi từ độ ấy, bỏ mẹ và các anh em con trong một nỗi đau tưởng chừng như chết được. Nhân ngày hiền phụ, con xin mượn viết thay lời với những kỷ niệm về Cha.
Hồi con còn thơ bé, vòng tay cha luôn bao bọc, chở che, từng miếng ăn giấc ngủ, có cha thật tuyệt vời. Sáng sớm, cha ra đồng, chiều về cha ẵm bồng con, dìu dắt con từng bước đi đầu đời. Những đêm mưa lạnh, nhà tranh dột ướt, cha ôm con và vỗ về cho con ngủ. Tuổi thơ con cứ thế lớn dần theo năm tháng, và cũng có nghĩa là tóc cha ngày càng bạc, làn da cha cũng dần sạm cháy theo tuổi đời của con. Những năm tháng học hành, thời khóa biểu của con là: toán, văn, anh, hóa, rồi thần học, kinh thánh, triết học…thì thời gian của cha là: ra đồng, gặt lúa, vào rừng làm cây, xuống sông suối để kiếm tiền nuôi con ăn học. Cứ thế thời gian dần qua mau, con đã đủ lông đủ cánh để bước vào đời. Năm tháng như không có điểm dừng, cho đến lúc hay tin: cha đã ra đi vĩnh viễn. Hôm ấy con nhớ lắm, một ngày đối với con không bao giờ quên được, bởi mình đã mất cha… Con gọi cha trong nước mắt và những nỗi đau xé nát cả tâm hồn. Mất cha con mất cha thật rồi. Từ đây, trở về trong mái nhà thân yêu, con không còn thấy bóng dáng cha già đâu nữa. Cha hỡi cha! Mãi mãi trong cha, con chỉ là một đứa trẻ thơ ngây ngày nào. Dù cho, con đã lớn khôn, nhưng trong trái tim bé nhỏ của mình, cha thật cao cả, bóng dáng cha mỗi ngày tựa cửa đợi chờ con về thăm, sau những chuyến đi dài trong công việc. Làm sao con có thể quên được công ơn như núi thái, nghĩa rộng như sông dài, tuôn chảy mãi trong huyết mạch của con.
Tháng sáu, ngày của cha, xin thắp lên một nén hương lòng để cầu nguyện cho những người cha, còn sống hay đã qua đời. Các Ngài vĩ đại, bởi chính sự hy sinh và công đức sinh thành dưỡng dục. Những người con mãi mãi muôn đời khắc ghi công ơn to lớn của những người Cha yêu.
 Lm Giacobe Tạ Chúc




HÃY LÀM NHƯ NGƯỜI SAMARIA
Lc 10, 25-37
Cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn viết trong ca khúc của mình như sau: “ Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng”( Để gió cuốn đi), để chắt chiu, để góp cộng trong lòng mình nỗi trắc ẩn từ trái tim, đến trái tim. Không phải để gió cuốn đi mà để người người biết thương nhau, nhà nhà biết trao câu yêu thương. Người Samaria thật đẹp với những nghĩa cử: lại gần, băng bó, xức dầu, đỡ lên…thật giàu cảm xúc của cung bậc từ nhân.
Samaria! Cái tên gợi lên miền dân ngoại, dân tứ chiến phiêu bạt và không phải là dân tộc mà Thiên Chúa ưu ái. Dân Do Thái rất miệt thị và xa lánh họ. Thế nhưng, người Samaria hôm nay lại có một tên gọi rất dịu dàng và thân quen với mọi người: người Samaria nhân hậu. Đứng trước nỗi khốn cùng của nạn nhân vừa bị trấn lột, dẫu rằng chưa quen biết, cũng chẳng thân hơi họ hàng, biết đâu: “ Ách giữa đàng lại quàng vô cổ, hay làm ơn mắc oán”, theo kiểu nói của con người thời nay. Mặc cho có thể phiền phức đến chính mình, hay liên lụy vào những việc rắc rối. Không cần biết, người Samaria chỉ biết, trước mặt mình là một con người, là tha nhân, là anh em đồng loại, đang trong nguy kịch và cần sự giúp đỡ. Phản xạ động lòng thương khiến anh dừng lại, xuống lừa và tận tình chăm sóc nạn nhân. Không chút do dự hay tính toán, cũng không qua loa chiếu lệ. Sống hết mình, sẻ chia hết tình. Công sức và tiền của bỏ ra để giúp đỡ một người đang lâm nạn, trên đường đi ngang qua. Thật nếu dừng lại ở đây, và bình tâm suy nghĩ. Liệu có còn những người Samaria đó đây trong cuộc đời này hay không. Còn chứ, làm sao thiếu được những chàng trai, cô gái Samaria. Họ can đảm sống niềm tin trong những thử thách của cuộc đời. Họ là những mục tử cần mẫn sống chết vì đàn chiên. Họ là những tu sỹ nam nữ, ngày đêm âm thầm sống chứng nhân cho những giá trị cứu rỗi của Tin mừng. Họ là những ki-tô hữu, hay những con người lòng đầy thiện tâm, đang gieo mầm trong vườn nho của Chúa. Họ đông lắm, những môn đệ của Chúa Giê-su, đang ngày đêm theo bước chân của vị Thầy chí Thánh.
Hãy đi và làm như vậy! Lạy Chúa Giê-su, chúng con tin rằng trong tận sâu thẳm của cõi lòng. Hình ảnh về người Samaria mãi là lời nhắc nhở cho mỗi chúng con, về đức bác ái Ki-tô giáo. Và bác ái chính là:
“-Anh em hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại. Hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau” (Ep 4,2).
-“Anh em hãy mặc lấy những tâm tình từ bi, nhân hậu, khiêm cung, ôn hoà, nhẫn nại, chịu đựng lẫn nhau, và hãy tha thứ cho nhau, nếu người này có chuyện phải oán trách người kia” (Cl 3,12).
Lm Giacobe Tạ Chúc