TIN
SỰ SỐNG LẠI (Lc 20,27-38)
Mỗi
một tôn giáo đều có những quan niệm về cuộc sống sau khi chết. Vì suy cho cùng,
nếu lý giải chết là hết xem ra không ổn chút nào. Con người “linh ư vạn vật”, “
thác là thể phách hồn còn tinh anh”. Phật Gíao có Niết bàn, Hồi Giáo có miền
thiên đàng cực lạc. Ki-tô Giáo đó là cuộc sống hạnh phúc trong Nước Trời. Dưới
rất nhiều nhãn quan, người ta không thể chối bỏ một cuộc sống sau khi đã chết.
Nếu vậy ý nghĩa của đời người thật phi lý, thật buồn nôn, như nhận định của triết
gia hiện sinh Jean-Paul Sartre.
Những người Sa-đốc chịu ảnh hưởng của văn hóa Hy Lạp.
Theo quan niệm của ông Pla-ton thì thân xác con người là ngục tù giam hãm linh
hồn. Con người từ thượng giới đã bị vong thân, nên giải thoát là ra khọi ngục
tù thân xác. Vì vậy, khi nghe Đức Giê-su nói về sự sống lại thì họ không thể chấp
nhận. Đã mong cứu cánh đời mình là ra khỏi nó để bay vào thế giới ý tưởng, hay
là thượng giới. Thật không thể hiểu nổi khi phải sống lại trong thân xác, mà
trường phái Pla-ton rất xem thường. Để biện hộ cho lập trường của mình, những
người Sa-đốc bèn đưa ra một câu chuyện phù hợp với luật Mô-sê dạy, nhưng rất
khó xảy ra không đời sống thường ngày, nếu không dám nói là nó không có thật. Một
phụ nữ kết hôn trong một gia đình với bảy anh em trai. Vì theo luật, khi người
anh chết đi mà người vợ chưa có con, thì buộc người em kế tiếp sẽ cưới chị dâu
đó làm vợ mình. Bảy anh em cùng chung một số phận, đều là chồng của người vợ
này và hết thảy đều chết. Vấn nạn trở nên vô cùng éo le, khi vào ngày sống lại,
làm sao để giải quyết các trường hợp này. Đức Giê-su chẳng đưa ra một phán quyết
hay lời giải thích nào. Ngài chỉ khẳng định: “ Con cái đời này cưới vợ lấy chồng,
chứ những ai được xét là hưởng phúc đời sau, và sống lại từ cõi chết thì không
cưới vợ, cũng chẳng lấy chồng” (Lc 20, 34-35). Như vậy, Đức Giê-su qua lời giải
đáp đã bật mí cho con người biết sự khác nhau giữa đời này và đời sau. Vì Thiên
Chúa là Chúa của những kẻ sống, chứ đâu phải của những người đã chết.
Trong những tuần gần hết năm phụng vụ, các bài đọc lời
Chúa như được trưng bày qua lăng kính cánh chung. Cuộc sống sau này và số phận
mỗi người, sẽ được định đoạt tùy theo những việc mình làm. Thiện ác sẽ được giải
quyết một cách dứt khoát. Và Thiên Chúa của tổ phụ Aqp-ra-ham, Thiên Chúa của tổ
phụ I-xa-ac, và Thiên Chúa của tổ phụ Gia-cóp. Ngài cũng chính là Chúa của mọi
con người trên khắp cõi trần gian. Nguyện xin Ngài đưa dẫn tất cả anh chị em
vào cõi sống, phúc vinh muôn đời. Amen.
Lm Giacobe Tạ Chúc