Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016

THẦY CÓ PHẢI LÀ ĐẤNG PHẢI ĐẾN CHĂNG? (Mt 11, 2-11)
Trong hoàn cảnh thật trớ trêu, ở chốn lao tù đầy khổ hạnh. Thánh Gioan Tẩy Giả luôn canh cánh trong lòng, niềm khao khát mong đợi Đấng Cứu Thế, đến để giải thoát dân tộc Do thái, khỏi mọi xiềng xích nô lệ, tinh thần cũng như thân xác. Giờ đã đến, lúc Đấng Cứu Thế sẽ đến, và những dấu chỉ để nhận ra Ngài  như I-sai-a đã loan tin: “Bấy giờ mắt người mù sẽ nhìn thấy, và tai những người điếc sẽ được nghe. Bấy giờ người què sẽ nhảy nhót như nai, những người được Chúa cứu chuộc, sẽ trở về, và đến Sion với lời khen ngợi; và trên đầu họ mang hoan hỉ triền miên, họ sẽ được vui mừng khoái trá, họ sẽ không còn đau buồn; rên siết sẽ trốn xa” (Is 35, 1-6)
Chúa Giê-su, không trực tiếp trả lời những chất vấn của Thánh Gioan, qua trung gian, những môn đệ mà Gioan sai đến, Ngài đã chỉ cho họ Đấng Cứu tinh đã đến và đang tới. Triều đại của Ngài được loan báo với những tín hiệu vui mừng, hân hoan và tràn đầy niềm vui vĩnh cửu. Giấc mơ một xứ sở, chảy sữa và mật ong không còn xa nữa. Thời gian như được rút ngắn lại. Thiên Chúa đã tỏ vinh quang của Ngài cho con người. Vinh quang mà những ai khiêm nhu, nghèo khó, và siêu thoát thì mới có thể nhận ra Ngài. Thánh Gioan loan báo và chỉ cho mọi người biết để đón nhận Đấng Cứu Thế. Về phần mình, Chúa Giê-su bày tỏ cảm xúc đặc biệt với vị Tiền hô, đã vì chân lý Tin mừng mà phải chịu cảnh tù đày trước bạo chúa Hê-rô-đê An-ti-pa: “ Ta bảo thật các ngươi, trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gioan Tẩy Giả. Tuy nhiên, kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời còn cao trọng hơn ông”(Mt 11,11). Gioan đã thi hành phận vụ là kẻ dọn đường cho Chúa Giê-su một cách hết sức cao cả, và ông đã kết thúc cuộc đời trong triều thiên, của một chứng nhân, cho Đấng Cứu Độ, mà muôn dân hằng đợi trông. Máu của Gioan một cách nào đó, như là những giọt máu, mồ hôi, nước mắt của cuộc đời Chúa Giê-su sau này. Sự khiêm hạ của ông đã làm Chúa Giê-su khen ngợi, và chỉ cho đám đông thấy chân dung của một vị ngôn sứ là: “ Anh em ra xem gì trong hoang địa, một cây sậy phất phơ trước gió” (Mt 11,7). Vâng đúng như cuộc đời thoát tục và trầm mình trong khổ chế của Gioan. Chúa Giê-su đến để mang lại hòa bình cho chúng ta. Ngài chính là Sứ Giả mà Chúa Cha đã gởi đến cho nhân loại. Mặc dù sinh ra và lớn lên trong cảnh cơ hàn, cuộc sống của Ngài là một hành trình xuất thế và nhập thể, dẫu rằng con người không tin nhận, nhưng mãi mãi Ngài vẫn là Đấng mà Thánh Gioan đã loan báo, và chỉ cho dân chúng thấy khi Ngài xuất hiện.  Hãy kiên nhẫn chờ đợi, vì Thiên Chúa chúng ta đã gần đến: “ Anh em cũng vậy, hãy kiên nhẫn và bền tâm vững chí, vì ngày Chúa quang lâm đã gần tới”(Gc 5,7-10).
Mừng vui lên vì Chúa sắp ngự đến, nơi hoang địa khô cằn sẽ vui mừng và cõi tịch liêu sẽ hân hoan, đón mừng ngày Chúa sinh ra. Maranatha! Lạy Chúa Giê-su  xin hãy đến với chúng con, trong gia đình, cuộc sống, và từng phút giây trong cuộc đời. Amen.

Lm Giacobe Tạ Chúc 
NHỮNG MẢNH ĐỜI VỤN VỠ

NHỮNG MẢNH ĐỜI VỤN VỠ

Ai đã một lần đến đây, cơ sở 2 thuộc Xã Tân Hà, Huyện Hàm  Tân, là nơi đang chăm sóc cho những người tâm thần, và những người có những hoàn cảnh đáng thương, thì không khỏi xót xa cho những mảnh đời, mà tôi tạm gọi là: vụn vỡ.

Hơn 170 người trong đó đủ những mảnh đời và phận người, làm tôi không sao cầm được nước mắt. Họ là những bệnh nhân tâm thần, với những bệnh tình khác nhau. Có những người hầu như mất hết lý trí, họ la hét, đưa những ánh mắt vô hồn nhìn chúng tôi, như trong một thế giới vô tri. Có những người nhẹ hơn, họ có thể có một vài nhận thức nhỏ, nhưng cũng chưa thể nói là hoàn toàn tự chủ. 24 anh chị em làm việc ở đây vô cùng vất vả, họ làm chủ yếu là dựa vào cái tâm, những mảnh vụn của tình người, được nhặt ghép lại, trong tấm lòng nhân ái và độ lượng. Nhìn những sinh hoạt của những người tâm thần, tôi chợt nghĩ sao phận người vụn vỡ đến ê chề. Cũng một kiếp người, nhưng ở đây sao thiệt thòi quá. Họ như những người vô gia đình, nụ cười của họ có điều gì đó thức tỉnh lương tâm của mỗi người. Vào đây, phần lớn họ là những người không chốn nương thân, không tình thân máu mủ. Họ sống nhờ vào những tấm lòng, của các Y Bác sĩ, của những người hy sinh phục vụ, vì tình thương đồng loại. Ở một khu khác, nơi đa phần là những người già yếu, không con cháu, không người thân hơi, họ vào đây gởi thân phận mình, như những cây chùm gửi quấn mình vào những thân cây. Có những người mắc phải những căn bệnh hiểm nghèo, lao phổi, ung thư, tai nạn làm cho họ sống đời thực vật…Nhìn những mảnh đời sáng tối và mong manh, lòng tôi chợt thấy nao nao đến lạ. Ngoài kia, biết bao người may mắn được thừa hưởng cuộc sống , với đầy đủ các phương tiện, và những điều kiện, có khi lại dư đầy. Ở đây thì mọi thứ xem ra còn chật vật quá, mong sao những góp nhặt, và những tấm lòng bác ái yêu thương, đến được những nơi này, để làm ấm lại những trái tim của những con người, hình như đã ngừng đập, trong những bệnh hoạn về thể xác, cũng như trong sâu thẳm của tâm hồn.

Cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn có viết:
Sống trong đời sống. Cần có một tấm lòng 
Để làm gì em biết không?
( ca khúc để gió cuốn đi)
Vâng để nối kết tình yêu thương, để cảm thông và chia sẻ với những mảnh đời như những mảnh vỡ của thủy tinh. Góp chút cho đời, đời sẽ mặn nồng hơn, chung nhau xây đắp, tình thương sẽ trở nên con đường hy vọng cho mỗi người, trong xã hội ngày hôm nay.

Linh mục Giacobe Tạ ChúcAi đã một lần đến đây, cơ sở 2 thuộc Xã Tân Hà, Huyện Hàm  Tân, là nơi đang chăm sóc cho những người tâm thần, và những người có những hoàn cảnh đáng thương, thì không khỏi xót xa cho những mảnh đời, mà tôi tạm gọi là: vụn vỡ.

Hơn 170 người trong đó đủ những mảnh đời và phận người, làm tôi không sao cầm được nước mắt. Họ là những bệnh nhân tâm thần, với những bệnh tình khác nhau. Có những người hầu như mất hết lý trí, họ la hét, đưa những ánh mắt vô hồn nhìn chúng tôi, như trong một thế giới vô tri. Có những người nhẹ hơn, họ có thể có một vài nhận thức nhỏ, nhưng cũng chưa thể nói là hoàn toàn tự chủ. 24 anh chị em làm việc ở đây vô cùng vất vả, họ làm chủ yếu là dựa vào cái tâm, những mảnh vụn của tình người, được nhặt ghép lại, trong tấm lòng nhân ái và độ lượng. Nhìn những sinh hoạt của những người tâm thần, tôi chợt nghĩ sao phận người vụn vỡ đến ê chề. Cũng một kiếp người, nhưng ở đây sao thiệt thòi quá. Họ như những người vô gia đình, nụ cười của họ có điều gì đó thức tỉnh lương tâm của mỗi người. Vào đây, phần lớn họ là những người không chốn nương thân, không tình thân máu mủ. Họ sống nhờ vào những tấm lòng, của các Y Bác sĩ, của những người hy sinh phục vụ, vì tình thương đồng loại. Ở một khu khác, nơi đa phần là những người già yếu, không con cháu, không người thân hơi, họ vào đây gởi thân phận mình, như những cây chùm gửi quấn mình vào những thân cây. Có những người mắc phải những căn bệnh hiểm nghèo, lao phổi, ung thư, tai nạn làm cho họ sống đời thực vật…Nhìn những mảnh đời sáng tối và mong manh, lòng tôi chợt thấy nao nao đến lạ. Ngoài kia, biết bao người may mắn được thừa hưởng cuộc sống , với đầy đủ các phương tiện, và những điều kiện, có khi lại dư đầy. Ở đây thì mọi thứ xem ra còn chật vật quá, mong sao những góp nhặt, và những tấm lòng bác ái yêu thương, đến được những nơi này, để làm ấm lại những trái tim của những con người, hình như đã ngừng đập, trong những bệnh hoạn về thể xác, cũng như trong sâu thẳm của tâm hồn.

Cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn có viết:
Sống trong đời sống. Cần có một tấm lòng 
Để làm gì em biết không?
( ca khúc để gió cuốn đi)
Vâng để nối kết tình yêu thương, để cảm thông và chia sẻ với những mảnh đời như những mảnh vỡ của thủy tinh. Góp chút cho đời, đời sẽ mặn nồng hơn, chung nhau xây đắp, tình thương sẽ trở nên con đường hy vọng cho mỗi người, trong xã hội ngày hôm nay.


Linh mục Giacobe Tạ Chúc