Romereports – “Hãy để lại đằng sau những tư lợi để tỏ ra cứng rắn, vượt qua sự thờ ơ làm cho trái tim mình vô tình đối với người khác, chinh phục lập luận chết người của mình, và hãy tự mình mở cửa cho đối thoại và hòa giải. Hạy nghĩ về nỗi buồn của những người anh em mình và đừng làm thêm buồn nữa, hãy giữ nó trong tay mình, xây dựng lại mối hài hòa đã bị tan vỡ, và tất cả điều này đạt được không phải do xung đột mà bởi sự gặp gỡ!” Đức Thánh Cha đã khẳng định trong buổi canh thức cầu nguyện cho hòa bình hôm thứ Bẩy, ngày 7 tháng 9.
Toàn văn bài suy niệm của Đức Thánh Cha Phanxicô
“Và Thiên Chúa thấy rằng đó là điều tốt đẹp.” (Gen. 1: 12, 18, 21, 25) Các bản trần thuật Kinh Thánh về sự khai nguyên lịch sử của thế giới, của nhân loại nói với chúng ta về một Thiên Chúa, Đấng mà đã chiêm ngưỡng sự sáng tạo, về một ý nghĩa nào đó để suy gẫm, và tuyên bố: “Đó là điều tốt lành”. Điều này cho phép chúng ta bước vào trái tim Thiên Chúa và ngay chính bên trong Người, để đón nhận thông điệp của Người. Chúng ta có thể tự vấn: ý nghĩa của thông điệp này là gì? Nói gì với tôi, với bạn, với tất cả chúng ta?
Điều này đơn giản ói với chúng ta rằng, thế giới của chúng ta, trong tâm hồn và tâm trí của Thiên Chúa, là “ngôi nhà của sự hòa hợp và hòa bình,” và rằng đó là nơi mà ở đó mọi người có thể tìm thấy chỗ thích hợp của mình và cảm thấy như “ở nhà”, bởi vì đó là chốn “tốt lành”. Mọi tạo vật tạo thành một sự hài hòa và hợp nhất thân thương, nhưng trên hết là nhân loại, được tạo dựng theo hình ảnh và giống Thiên Chúa, là một gia đình duy nhất, trong đó các mối quan hệ được đánh dấu bởi tình huynh đệ mật thiết chân thành không chỉ là nhưng lời nói suông: người khác là người anh em hoặc chị em để yêu thương, và mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa, Người là tình yêu, trung thành và nhân hậu, phản chiếu mối quan hệ của con người và mang lại sự hài hòa cho mọi loài thụ tạo. Thế giới của Thiên Chúa là một thế giới mà ở đó ai nấy đều cảm thấy có trách nhiệm đối với tha nhân, vì lợi ích của tha nhân. Tối nay, bằng suy niệm, ăn chay và cầu nguyện, mỗi người trong chúng ta lắng sâu tự vấn: “Đây có phải là thế giới thực sự chúng ta muốn không? Đây có phải thực sự là thế giới mà tất cả chúng ta đều mang trong tâm hồn mình không? Có phải là thế giới mà chúng ta thực sự mong muốn là một thế giới hòa hợp và hòa bình, trong bản thân chúng ta, trong những mối quan hệ của chúng ta với tha nhân, trong gia đình, nơi thành phố, và giữa các quốc gia không? Và không có sự chọn lựa ý ngĩa của tự do đích thực để dẫn đến lợi ích chung và được hướng dẫn bởi tình yêu hay sao?
Nhưng sau đó chúng ta tự vấn: “Có phải đây là thế giới mà chúng ta đang sống không? Sự sáng tạo vốn có vẻ đẹp của nó tuôn tràn trên chúng ta sự kính sợ và mãi là một công trình tuyệt hảo. Nhưng cũng có “bạo lực, chia rẽ, bất đồng, chiến tranh”. Điều này xảy ra khi con người, đỉnh cao của sự sáng tạo, dừng lại chiêm ngưỡng vẻ đẹp tươi mầu, và rút lui vào sự ích kỷ của chính minh.
Khi con người duy nhất nghĩ về mình, vì lợi ích của riêng mình, và tự cho mình là trung tâm, khi tự mình bị mê hoặc bởi những thần tượng của thống trị và quyền lực, một khi tự đặt mình vào vị trí của Thiên Chúa, để rồi các mối quan hệ đều bị phá vỡ và tất cả mọi thứ đều bị tiêu tan. Sau đó cánh cửa mở ra trước bạo lực, thờ ơ và xung đột. Đây chính là những gì mà các đoạn trích từ Sách Sáng Thế truy tìm và giáo huấn chúng ta trong câu chuyện về sự Sa Ngã: con người bước vào sự xung đột với chính mình, nhận ra rằng minh trần truồng và tự náu mình vì sợ hãi (x. Gen 3: 10), vì sợ cái nhìn của Thiên Chúa, buộc tội người phụ nữ, người mà xương thịt là xương thịt của mình (x. v 12); đã phá vỡ sự hài hòa với sự sáng tạo, bắt đẩu giơ tay chống lại người an hem của mình và giết chết. Chúng ta có thể cho rằng từ mối giao hòa, người đó đã đi đến “bất hòa” không? Không, không có “sự bất hòa” như vậy, mà chỉ có hoặc hài hòa hoặc chúng ta rơi vào hỗn loạn, nơi có bạo lực, tranh chấp, xung đột, sợ hãi …
Đây chính là sự hỗn loạn mà Thiên Chúa đòi hỏi lương tâm của con người: “Abel người em của con ở đâu?” và Cain trả lời: “Con không biết, con có phải là người giữ em con đâu?” (Gen 4: 9) Vâng, bạn không phải là người trông coi người an hem của mình! Là con người có nghĩa là chăm sóc lẫn nhau! Nhưng khi mối hài hòa bị tan vỡ, một biến thái xảy ra, người anh em phải được chăm sóc và yêu thương trở thành kẻ thù để đấu tranh, sát hại. Những gì là bạo lực đã xảy ra vào lúc đó, biết bao nhiêu xung đột, biết bao cuộc chiến đã đánh dấu lịch sử của chúng ta! Chúng ta duy nhất chỉ cần nhìn vào sự đau khổ của biết bao nhiêu anh em và chị em. Đây không phải là một câu hỏi trùng hợp ngẫu nhiên, mà là thực tế: chúng ta mang lại sự hồi sinh của Cain trong mọi hành vi bạo lực và trong mọi cuộc chiến. Tất cả chúng ta! Và thậm chí hôm nay chúng ta tiếp tục lịch sử xung đột giữa những người an hem, thậm chí hôm nay chúng ta giơ tay chống lại anh em mình. Thậm chí hôm nay chúng ta tự để mình bị tác động ảnh hưởng bởi những thần tượng, bởi sự ích kỷ, bởi những ích lợi của chính chúng ta, và thái độ này còn tồn tại cố chấp. Chúng ta đã hoàn thiện những vũ khí của chúng ta, lương tâm của chúng ta đã chìm vào giấc ngủ, và chúng ta đã mài sắc những ý tưởng của chúng ta để biện minh cho chính mình. Như thể đó là điều bình thường, chúng ta tiếp tục gieo rắc sự hủy diệt, tang thương, chết chóc! Bạo lực và chiến tranh chỉ dẫn đến tử vong, chúng nói về cái chết! Bạo lực và chiến tranh là ngôn ngữ của sự chết!
Về vấn đề này, tôi tự hỏi: liệu nó có đổi hướng được hay không? Chúng ta có thể thoát khỏi vòng xoáy của đau khổ và cái chết không? Chúng ta có thể một lần nữa học cách đi và cách sống trên những con đường hòa bình không? Cầu khẩn sự giúp đỡ của Thiên Chúa, dưới cái nhìn say đắm của tình mẫu tử Salus Populi Romani, Đấng “Bảo trợ dân La Mã”, Nữ Vương Hòa bình, tôi nói: vâng, điều đó đối với mọi người đều có thể! Từ mọi nơi trên thế giới đêm nay, tôi muốn nghe chúng ta kêu lên: vâng, điều đó đối với mọi người đều có thể! Hoặc thậm chí tốt hơn nữa, tôi muốn mỗi người trong chúng ta, từ lớn đến nhỏ, gồm cả những người cai trị quốc gia, hãy trả lời: vâng, chúng tôi muốn điều đó! Đức tin Ki-tô giáo của tôi thúc giục tôi tìm đến Thánh Giá. Tôi muốn rằng làm thế nào để tất cả nam cũng như nữ với thiện ý sẽ tìm về Thánh Giá dù chỉ trong giây phút! Ở đó, chúng ta có thể thấy Thiên Chúa đáp lời: bạo lực không được trả lời bằng bạo lực, cái chết không được trả lời bằng ngôn ngữ của cái chết. Trong sự thinh lặng của Thánh Giá, tiếng khua của vũ khí im bặt, và ngôn ngữ của sự hòa giải, tha thứ, đối thoại và hòa bình được lên tiếng.
Tối nay, tôi cầu xin Chúa rằng, chúng ta những Ki-tô hữu, và những anh chị em của chúng ta thuộc những tôn giáo khác, và mọi người nam cũng như nữ với thiện ý, hãy mạnh mẽ kêu lên: bạo lực và chiến tranh không bao giờ là con đường dẫn đến hòa bình! Hãy để mọi người được lay chuyển để nhìn vào nhưng nơi sâu thẳm của lương tâm mình dù nam hay nữ và lắng nghe lời này để nói: hãy để lại đằng sau những tư lợi để tỏ ra cứng rắn, vượt qua sự thờ ơ làm cho trái tim mình vô tình đối với người khác, chinh phục lập luận chết người của mình, và hãy tự mình mở cửa cho đối thoại và hòa giải. Hạy nghĩ về nỗi buồn của những người anh em mình và đừng làm thêm buồn nữa, hãy giữ nó trong tay mình, xây dựng lại mối hài hòa đã bị tan vỡ, và tất cả điều này đạt được không phải do xung đột mà bởi sự gặp gỡ!
Cầu mong tiếng khua của vũ khí im bặt! Chiến tranh luôn đánh dấu sự thất bại của hòa bình, nó luôn là một thất bại đối với nhân loại. Hãy để những lời của Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI một lần nữa vang lên: “Không còn một ai chống lại người khác, không còn, không bao giờ!…không bao giờ chiến tranh một lần nữa, không bao giờ lại có chiến tranh!” (Phát biểu tại Liên Hiệp Quốc, 1965). “Hòa bình duy nhất tự thân diễn tả hòa bình, một nền hòa bình mà không tách rời khỏi những đòi hỏi của công lý mà được nuôi dưỡng bởi sự hy sinh cá nhân, khoan dung, nhân từ và yêu thương” (Thông điệp Ngày Hòa bình Thế giới, 1975). Tha thứ, đối thoại và hòa giải – đây là những ngôn từ của hòa bình ở Syria đáng yêu, ở Trung Đông, ở mọi nơi trên thế giới! Chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa giải và hòa bình, chúng ta hãy vận động cho hòa giải và hòa bình, và tất cả chúng ta, ở mọi nơi, nam cũng như nữ, đều trở thành sứ giả của hòa bình! Amen. (Vatican Radio)
Nguồn:
http://vietvatican.net/ Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi hãy lần hạt Mân Côi trong cuộc chiến chống tội ác
Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi hãy lần hạt Mân Côi
trong cuộc chiến chống tội ác
Romereports – Gần 12.000 khách hàng hương chật ních trong công trường nhỏ bên ngoài Dinh thự Giáo hoàng tại Castel Gandolfo, để tham dự Thánh Lễ Mông Triệu Đức Trinh Nữ Maria của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Đức Thánh Cha Phanxicô xuất hiện đằng sau cánh cửa khép kín mang biểu tượng giáo hoàng của người tiền nhiệm, Đức Thánh Cha Benedict, trước một bàn thờ tạm, ngài mặc chiếc áo dài đơn giản và dây Stoll. Bài giảng của ngài đã tập trung vào sự đóng góp của Đức Mẹ dành cho Giáo Hội. Ngài nói:
“Thông qua ánh sáng của biểu tượng tuyệt mỹ này, của Mẹ chúng ta, chúng ta có thể phân tích thông điệp trong những bài đọc Kinh Thánh hôm nay, chúng ta có thể tập trung vào ba từ: tranh đấu, phục sinh và hy vọng.
Thuật từ đầu tiên, theo Đức Thánh cha Phanxicô, đề cập đến cuộc đấu tranh vốn có giữa thiện và ác, và Đức Mẹ của chúng ta đóng một vai trò quan trọng như thế nào trong việc dẫn dắt thế gian cùng với cuộc đấu tranh này.
“Mẹ Maria tham gia cùng chúng ta, Mẹ chiến đấu ngay bên cạnh chúng ta, Mẹ hỗ trợ các Ki-tô hữu trong cuộc chiến chống lại sức mạnh của tội ác. Nhất là qua lời cầu nguyện, qua việc lần hạt Mân Côi … Hằng ngày các bạn có cầu nguyện kinh Mân Côi không? Tôi không biết, các bạn có đoan chắc không? Chúng ta hãy đi tới đó!” Đức Thánh Cha nói.
Đức Thánh Cha tiếp tục nói rằng Đức Mẹ đã chia sẻ trong những cuộc đấu tranh của con trai mình, Chúa Giê-su Ki-tô. Cùng với Người Mẹ đã gánh chịu khổ đau, và vì vậy khi Chúa Giê-su phục sinh, Mẹ cũng được ban ơn cứu chuộc.
“Mẹ của chúng ta ,chúng ta có thể bổ sung, đại diện cho chúng ta. Mẹ là Chị của chúng ta, Người Chị đầu tiên được ban hồng ân cứu độ, được đưa về Thiên Đàng.”
Vì sự đau khổ và cứu chuộc của Mẹ, Đức Mẹ cũng là biểu tưởng tuyệt vời của hy vọng, Đức Thánh Cha Phanxicô nói. Mẹ gần gũi với những ai đau khổ trên toàn thế giới, và Mẹ chu cấp cho họ niềm hy vọng để vượt qua đấu tranh.
Đức Thánh Cha đã kết thúc với Kinh Truyền Tin. Ngài còn ở Castel Gandolfo trong ngày. Sau khi thăm một giáo xứ địa phương, ngài trở về Vatiacan.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét