GIA
NHẬP ĐẠO CHÚA
Ở
cái thời xã hội hiện nay, một phần lớn anh chị em dự tòng học đạo và theo đạo
chỉ với một lý do: theo vợ hay theo chồng, hiếm khi thấy trở lại đạo với sự tự
nguyện của mình. Tôi thường nói đùa với những anh em đi học đạo:
Con thờ lạy Chúa Ba Ngôi
Con lấy được vợ con thôi nhà thờ.
Điều
đó cũng dễ hiểu, con người sống trong một xã hội đầy đủ tiện nghi vật chất, vấn
đề thực dụng đang ngày càng phát triển mạnh. Người ta luôn muốn làm những gì mà
hệ quả của nó luôn là có lợi cho mình. Không ai muốn chịu thiệt thòi cho bản thân
mình cả. Theo Chúa cũng thế, để lấy được vợ, cái gì cũng chịu Thế nhưng giống
như người qua đò, chiếc thuyền không sinh ích gì cả, bỏ đi là xong chuyện. Giáo
hội sơ khai đã rất quan tâm đặc biệt đến thời kỳ chuẩn bị của những anh chị em
tòng giáo. Thời dự tòng trong giai đọan này thường kéo dài nhiều năm, thông thường
từ hai đến ba năm, có khi còn dài hơn. Những anh chị em dự tòng chỉ được phép
tham dự phần phụng vụ Lời Chúa, rồi sau đó ra về. Những điều này chúng ta có thể
tìm thấy trong hai tác phẩm quan trọng như Sách Didachès và cuốn Hộ giáo-Aplologie
của thánh Justinô. Thánh Justinô căn dặn những anh chị em dự tòng:” Tất cả những
ai tin vào chân lý trong giáo huấn và học thuyết của chúng ta, cần phải thay đổi
cách sống cho phù hợp với giáo lý mà họ đón nhận, đồng thời họ phải chăm chỉ cầu
nguyện để nài xin lòng thương xót của Chúa tha thứ các tội họ đã phạm trước đây”.
Origène còn nhấn mạnh thêm:” người dự tòng không lắng nghe giáo huấn của Hội thánh
như nghe các bài diễn thuyết của các hiền triết và các bậc khôn ngoan, nhưng đón
nhận chân lý hằng sống để biến đổi đời sống theo tinh thần Kitô Giáo”. Cử hành
khai tâm cho những anh chị em dự tòng luôn đi theo một tiến trình để chuẩn bị
cho họ đón nhân các ân sủng của Chúa. Sau khi hành bí tích thánh tẩy, người dự
tòng sẽ lần đầu tiên tham dự Thánh Thể, Thánh Ambrôsiô coi giây phút người tân
tòng tham dự Thánh Thể là lúc quan trọng đặc biệt đối với họ và cộng đòan. Còn
Thánh Hppôlytô lại nhấn mạnh vinh dự của người tân tòng lần đầu tiên được tham dự vào cử hành Thánh thể:
họ sẽ dâng lời nguyện giáo dân với cộng đòan và được mời gọi dâng lễ vật để chủ
tế thánh hiến thành Mình Máu Chúa Kitô( Tradition Apostolique, 7,5). Cả ba bích
tích: Thánh tẩy, Thêm sức và Thánh Thể liên kết chặt chẽ với nhau, hầu làm
phong phú đời sống đức tin và ân sủng cho những kitô hữu trương thành. Người ta
có thể tóm tắt tiến trình khai tâm cho những anh chị em tòng giáo qua ba tích tích
của Tertullien :
Thân
xác được dìm xuống nước để linh hồn được tẩy sạch ( BT rửa tội)
Thân
xác được xức dầu để linh hồn được thánh hóa( BT thêm sức)
Thân
xác được nuôi dưỡng bằng Mình và Máu Chúa kitô để linh hồn được sống nhờ Thiên
chúa( BT Thánh Thể).
Đức
tin là một hồng ân và một hành trình dài, hồng ân là vì do ơn của chúa, chứ không
chỉ sức lực của con người. Hành trình là bởi vì cần học hỏi và khám phá luôn mãi
khuôn mặt của Đức Giêsu phục sinh sau cuộc khổ nạn của Ngài. Ước mong sao những
anh chị em tân tòng can đảm và theo Chúa đến cùng.
Lm
Giacôbê Tạ Chúc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét